Các đặc tính của hóa chất lưu huỳnh:
Khối lượng nguyên tử: 32g/mol
Ngoại quan: chất rắn màu vàng chanh
Nhiệt độ nóng chảy: 388,36 K (115,21 °C, 239,38 °F)
Nhiệt độ sôi: 717,8 K (444,6 °C, 832,3 °F)
Mật độ ở nhiệt độ phòng: (alpha) 2,07 g·cm−3 (ở 0 °C, 101.325 kPa); (beta) 1,96 g·cm−3; (gamma) 1,92 g·cm−3.
Mật độ ở thể lỏng: ở nhiệt độ nóng chảy: 1,819 g·cm−3
Hóa chất lưu huỳnh tinh khiết được sử dụng trong phân tích, nghiên cứu, thí nghiệm và có nhiều ứng dụng trong thực tế.
Các ứng dụng kinh tế của hóa chất lưu huỳnh S:
Lưu huỳnh có ứng dụng quan trọng trong sản xuất công nghiệp thông qua việc điều chế và sử dụng axit H2SO4.
Lưu huỳnh cũng được sử dụng trong sản xuất ắc quy, bột giặt, lưu hóa cao su, thuốc diệt nấm và trong sản xuất các phân bón phốtphat.
Các sulfit của lưu huỳnh được sử dụng để làm trắng giấy và làm chất bảo quản trong rượu vang và làm khô hoa quả. Do là chất rất dễ cháy nên lưu huỳnh cũng được dùng trong sản xuất các loại diêm, thuốc súng và pháo hoa.
Các thiosulfat natri và amôni được sử dụng như là các tác nhân cố định trong nhiếp ảnh. Sulfat magiê, được biết dưới tên gọi muối Epsom có thể dùng như thuốc nhuận tràng, chất bổ sung cho các bình ngâm (xử lý hóa học), tác nhân làm tróc vỏ cây, hay để bổ sung magiê cho cây trồng.